Vỏ bánh gối – da hoành thánh – sủi cảo khác nhau như thế nào?

Hé lô cả nhà! 

Hôm nay, Hữu Phở, tui – chủ xị kênh TrumPho lại tiếp tục trình làng và chia sẻ vài cái hay ho về ẩm thực đây. 

Mấy dạo trước, tui thường lên bài chia sẻ về Phở và kinh doanh Phở rồi. Nay tui đổi qua chia sẻ về món mới cho lạ lạ nghen!

Chia sẻ hôm nay của tui sẽ cực kì phù hợp cho các bạn đang muốn kinh doanh ẩm thực, Trung Hoa nhưng không biết điểm khác nhau của vỏ hoành thánh, sủi cảo, vỏ bánh gối là gì? Đặc điểm nào nhận biết mì – hoành thánh – sủi cảo – vỏ bánh gối ngon – sạch? 

Hi vọng rằng bài viết này của TrumPho sẽ đem đến nhiều điều thú vị cho các bạn!

Da hoành thánh và sủi cảo khác nhau như thế nào?

Khi nhắc đến ẩm thực Trung Hoa tại Việt Nam, chắc hẳn ai cũng nghĩ ngay đến món mì – hoành thánh, sủi cảo. Từng sợi mì dai dai, sựt sựt, thơm mùi trứng, vị bùi bùi đặc trưng của bột mì, kết hợp hoàn hảo với từng viên hoành thánh – sủi cảo nhân thịt băm đậm đà, được gói cuộn thủ công đẹp mắt. Nhìn tổng thể tô mì – hoành thánh – sủi cảo như những đám mây béo ú, làm đắm say bao thế hệ con người. 

Món mì hoành thánh, sủi cảo nổi tiếng là vậy nhưng ít ai biết được rằng lá hoành thánh và lá sủi cảo khác nhau như thế nào! Hôm nay, TrumPho xin bật mí bí mật này nhé. 

Thế nào là lá hoành thánh (da hoành thánh), sủi cảo thơm ngon – chất lượng?

Lá hoành thánh, sủi cảo ngon là sản phẩm mỏng – mịn – có độ dai mà không bị rách – có mùi  trứng – không bị đắng – không có mùi hôi hắc. 

Thông thường, để làm được tấm hoành thánh, sủi cảo mỏng mịn theo quy trình thủ công, người thợ phải cán đi cán lại tấm bột mì nhiều lần để tấm bột đạt độ mỏng mịn nhất định. Bên cạnh đó, để lá hoành thánh, sủi cảo dai ngon – không bị bở nát thì người nghệ nhân phải có nhiều kinh nghiệm – kĩ năng làm nghề thành thạo, biết cách sử dụng nước tro tàu gia truyền và dùng nước tro với liều lượng phù hợp để tấm bột mì dai ngon, không bị đắng.

Trong quá trình sản xuất hoành thánh, sủi cảo nếu người thợ sử dụng nước tro tàu với liều lượng không phù hợp sẽ làm mẻ hoành thánh bị hư (bị khô, bị bở, hoặc bị đắng). Đó là chưa kể, hiện nay, không ít cơ sở mì – hoành thánh non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm sản xuất, sử dụng loại nước tro tàu công nghiệp (không phải nước tro tàu gia truyền của người Hoa), với liều lượng không phù hợp sẽ tạo ra thành phẩm có mùi hắc khó chịu, vị đắng đắng khi chiên,luộc. 

Lá hoành thánh, sủi cảo khác nhau như thế nào? Kích thước và độ dày bao nhiêu?

Thông thường, lá hoành thánh ở các lò đều có hình vuông, kích thước 7×7(cm) hoặc 8×8 (cm); Lá sủi cảo thì có dạng hình vuông hoặc hình tròn, kích thước 9×9 (cm) hoặc 10×10 (cm). Tùy mỗi lò mà vỏ hoành thánh và vỏ sủi cảo có độ dày riêng, phổ biến là độ dày khoảng từ 0.6mm – 0.75mm. 

vo hoanh thanh mua o dau 11
Hoành thánh kích thước 7×7(cm) Sủi Cảo kích thước 10×10(cm)

Để làm ra được viên hoành thánh ngon, sủi cảo ngon, bắt mắt, khi luộc chín có độ trong nhất định, nhìn thấy được phần nhân bên trong, ăn không bị ngán thì bắt buộc phần vỏ phải mỏng mịn đồng đều. Càng mỏng càng ngon! 

Tại TRUMPHO, lá hoành thánh, sủi cảo được sản xuất trên dây chuyền máy móc hiện đại, kết hợp với kinh nghiệm làm mì – hoành thánh gia truyền người Hoa gốc nên lá hoành có được kích thước và độ mỏng nhất định. 

Sản phẩm vỏ hoành thánh của TRUMPHO  được người tiêu dùng ưa chuộng nhất là kích thước 7×7(cm); sủi cảo có hình vuông kích thước là 10×10 (cm) độ dày tối ưu chỉ 0.6mm mà vẫn dai ngon, không bị bở rách khi gói các loại nhân tôm, thịt…    

Điểm khác biệt của vỏ bánh gối so với hoành thánh, sủi cảo là gì?

Vỏ Bánh Gối hay còn gọi là Vỏ Bánh Pateso, Vỏ Bánh Xếp… có hình tròn, được làm từ bột mì chọn lọc, kết hợp với nước và trứng gà. 

Thông thường, người kinh doanh bánh xếp, bánh Pateso sẽ cán bột và tạo hình vỏ bánh thủ công. Tuy nhiên, cách làm vỏ bánh gối bằng cách nhồi và cán bột nhiều lần bằng tay cho năng suất rất thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu chế biến. Do đó, ngày nay, mọi người thường có xu hướng đặt mua vỏ bánh gối số lượng lớn tại các lò. 

Tại các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội, các bạn có thể dễ dàng tìm mua vỏ bánh gối trên các trang mạng xã hội như Shopee, Facebook hoặc đặt số lượng lớn ở các lò trực tiếp sản xuất để được mua vỏ bánh gối thơm ngon, chất lượng, giá tốt. 

Điểm khác biệt của vỏ bánh gối so với hoành thánh, sủi cảo là ở hình dạng hình tròn, kích thước từ 12cm – 15cm, độ dày 1ly hay  1mm 

cach lam sui cao truyen thong 3

Riêng tại TRUMPHO, vỏ bánh gối của lò chúng tôi có kích thước tối ưu 14cm đường kính và dày 1 (mm). Với kích thước này, người tiêu dùng có thể thoải mái gói các loại nhân tôm, thịt rồi chiên vàng với dầu nóng mà không bị vỡ nhân. Điều đặc biệt là với độ dày 1mm này thì bánh gối hoặc Pateso sẽ vừa ngon miệng, ăn bị ngấy ngán. 

Vỏ bánh gối của giaductri.com đặc biệt ở chỗ trong thành phần có bột chiên giúp cho vỏ bánh sau khi chiên được giòn rụm

Ngoài ra, tại TRUMPHO, công ty chúng tôi có nhận làm vỏ bánh gối với kích thước và độ dày theo yêu cầu (Lưu ý: Trường hợp này vui lòng đặt hàng số lượng tối thiểu 20 Kg). 

Thông qua bài viết trên bạn đã có thể so sánh vỏ bánh gối, hoành thánh, sủi cảo có sự khác nhau như thế nào phải không nè! Mỗi loại có những đặc điểm và cái hay riêng. Dù khác nhau ra sao thì chúng vẫn mang đậm sắc thái văn hóa ẩm thực của nhân loại. Đừng quên thường xuyên truy cập vào cosopho.com hoặc giaductri.com để có thêm thông tin bổ ích về ẩm thực nhé!

Quà tếtXem Thêm

Bánh Phở các loạiXem Thêm

Mì - Hoành ThánhXem Thêm

Các loại vỏ bánhXem Thêm

Bún Các LoạiXem Thêm

Hủ tiếuXem Thêm

mỳ gạo chũXem Thêm

Máy làm phởXem Thêm

công thức nấu ăn

Trả lời