Khi kinh doanh nhà hàng/quán ăn, việc xuất hiện rác thải là điều không thể tránh khỏi. Do đó, ngoài việc quản lý hoạt động của nhà hàng thì bạn cũng cần tìm cách hạn chế rác thải cho quán. Điều này giúp tạo dựng hình ảnh nhà hàng sạch sẽ và thân thiện môi trường trong lòng khách hàng. Cùng cosopho.com đọc bài viết dưới đây để nắm được các cách quản lý rác thải cho nhà hàng/quán ăn.
Mục lục
- 1 Phân loại rác thải trong quá trình quản lý nhà hàng
- 2 Tận dụng tối đa mọi nguyên liệu nấu ăn trong quá trình chế biến
- 3 Theo dõi sát sao tình trạng tồn kho của nguyên vật liệu
- 4 Phân công cho một nhóm nhân viên chuyên xử lý rác thải trong nhà hàng
- 5 Thay đổi thực đơn để tiết chế lượng thức ăn thừa trong nhà hàng
- 6 Nhắc nhở nhân viên trong nhà hàng luôn tuân thủ quy tắc bếp (hoặc bar)
Phân loại rác thải trong quá trình quản lý nhà hàng
Để giảm thiểu lượng rác thải ra cho quán đến mức thấp nhất, bạn hãy phân chia rác thành nhiều loại. Chuẩn bị sẵn một thùng rác với các ngăn riêng biệt để chứa đồ nhựa, giấy và thức ăn còn thừa.
Ngoài ra, hãy đặt chú thích ở mỗi thùng để nhân viên hoặc khách biết cần bỏ rác vào ô nào. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được đáng kể thời gian dọn dẹp cho quán. Đồng thời, tạo ấn tượng tốt trong lòng khách nhờ hành động phân loại rác bảo vệ môi trường.
Tận dụng tối đa mọi nguyên liệu nấu ăn trong quá trình chế biến
Tận dụng nguyên liệu cũng là cách quản lý rác thải cho nhà hàng/quán ăn bạn có thể áp dụng. Các loại vỏ hoặc đầu rau củ hoàn hoàn tận dụng được để làm nước sốt ăn kèm với món ăn.
Còn đầu xương cá, xương ống heo có thể dùng làm nước dùng nhằm tăng độ ngọt cho súp hoặc canh. Không chỉ vậy, vỏ hoa quả còn được dùng để trang trí cho món ăn thêm bắt mắt và độc đáo hơn.
Theo dõi sát sao tình trạng tồn kho của nguyên vật liệu
Bạn nên kiểm soát nguồn nguyên vật liệu trong kho để giảm thiểu rác thải cho nhà hàng. Việc cập nhật tình trạng hàng tồn kho sẽ giúp bạn nắm được những nguyên vật liệu nào sắp hết hạn. Từ đó đưa chúng ra bếp để chế biến nhằm tránh cho vật liệu bị hư thối gây lãng phí.
Bạn hãy trực tiếp kiểm tra hàng tồn trong kho sau mỗi ngày kinh doanh và nhập dữ liệu trên excel. Hoặc bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý dành cho nhà hàng để sát sao hơn trong việc theo dõi hàng tồn.
Bên cạnh đó, hãy yêu cầu bộ phận bếp bám sát theo định lượng yêu cầu trong thực đơn. Nếu thấy có sự chênh lệch, bạn sẽ xem xét qua báo cáo phần mềm và nhắc nhở lại nhân viên. Mục đích là để họ điều chỉnh lại cách thức nấu nướng của mình và tránh gây lãng phí không cần thiết.
Phân công cho một nhóm nhân viên chuyên xử lý rác thải trong nhà hàng
Bạn có thể hướng dẫn nhân viên trong nhà hàng của mình để xử lý rác trong quán. Đây cũng là cách quản lý rác thải cho nhà hàng/quán ăn vừa đơn giản lại đạt hiệu quả tốt. Tùy thuộc vào quy mô nhà hàng mà bạn có thể phân công một hoặc nhiều người phụ trách mảng này.
Tốt nhất là nên chọn trong đội ngũ tham gia vào vào việc chuẩn bị món ăn cho thực khách. Bởi họ đã quen thuộc với nguyên liệu trong món ăn và biết cách phân loại sao cho nhanh chóng. Ngoài ra, hãy hướng dẫn nhân viên biết được tính chất của rác và nên để đâu sau khi phục vụ xong.
Trường hợp bạn chọn nhiều hơn một người phân loại rác cho nhà hàng của mình. Hãy phân công 1 nhóm trưởng để điều hành các công đoạn trong phân loại rác và nhận chỉ thị từ bạn. Điều này sẽ giúp công việc xử lý rác nhà hàng được diễn ra liên tục và thuận lợi.
Thay đổi thực đơn để tiết chế lượng thức ăn thừa trong nhà hàng
Ngoài phân loại rác thì bạn cũng có thể thay đổi lại menu để tiết chế lượng rác của quán. Hãy loại bỏ những món không được gọi nhiều và thay thế bằng món mới hợp khẩu vị khách hơn. Việc này sẽ giảm thiểu được tình trạng khách để lại thức ăn thừa sau khi thưởng thức món ăn.
Nhắc nhở nhân viên trong nhà hàng luôn tuân thủ quy tắc bếp (hoặc bar)
Bạn có thể nhắc nhân viên của mình luôn tuân thủ theo quy định trong nhà bếp hoặc quầy bar. Ví dụ như phải dùng dao chuyên dụng để gọt trái cây hoặc dao dành cho việc lọc thịt, cá… Mặc dù đây chỉ là việc nhỏ nhưng nó góp phần tránh được sự lãng phí nguyên vật liệu khi chế biến.
Bên cạnh đó, nhân viên khi phục vụ nên di chuyển theo vòng tròn để tạo khoảng không cho quán. Đồng thời, giảm thiểu tình trạng va chạm với nhân viên khác gây đổ vỡ đồ ăn mang ra cho khách.
Trên đây là những cách quản lý rác thải cho nhà hàng/quán ăn mà quý độc giả nên biết. Qua bài viết của cosopho.com, mong rằng bạn đã có thêm kiến thức bổ ích trong việc quản lý nhà hàng. Chúc các bạn ngày mới vui vẻ và cám ơn vì đã theo dõi hết nội dung trên.
Quà tếtXem Thêm
Bánh Phở các loạiXem Thêm
Mì - Hoành ThánhXem Thêm
85.000₫Giá gốc là: 85.000₫.80.000₫Giá hiện tại là: 80.000₫.Các loại vỏ bánhXem Thêm
Bún Các LoạiXem Thêm
Hủ tiếuXem Thêm
mỳ gạo chũXem Thêm
Máy làm phởXem Thêm
3.000.000₫Giá gốc là: 3.000.000₫.2.200.000₫Giá hiện tại là: 2.200.000₫.120.000.000₫Giá gốc là: 120.000.000₫.99.000.000₫Giá hiện tại là: 99.000.000₫.công thức nấu ăn
Cách nấu bún sườn chua vị ngon lạ miệng, hấp dẫn
Nếu bạn quá chán ngán với thực đơn hàng ngày và muốn thay đổi khẩu [...]
Th8
Cách nấu bún cá rô đồng thơm ngon chiêu đãi gia đình
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nơi bày bán cá rô đồng để [...]
Th8
Cách nấu bún cá ngừ tươi ngon và hoàn hảo dành cho gia đình
Cá ngừ là một trong những loài cá thơm ngon và có hàm lượng dinh [...]
Th8
Mẹo nhỏ hướng dẫn cách nấu bún nước lèo đơn giản, dễ làm
Những tín đồ của món bún nước lèo chắc không còn xa lạ gì đối [...]
Th8