Phở là món ăn rất được ưa chuộng ở Việt Nam và ở nước ngoài. Tại Việt Nam, từ các miền quê cho đến chốn thị thành, người dân đã quá quen thuộc với hình ảnh của những quán phở Bò đông khách. Do đó, khi nhắc đến kinh doanh quán ăn thì người ta sẽ nghĩ ngay đến quán Phở.
Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại nhất là làm sao để duy trì quá trình kinh doanh và nhanh chóng thu hồi vốn khi mở quán phở. Đây cũng là nội dung chính của bài viết này. Chúng tôi hi vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ tìm được chìa khóa thành công khi kinh doanh quán phở Bò tại Việt Nam. Sau đây mời bạn hãy đọc bài viết Bí quyết và kinh nghiệm mở quán phở thành công
Mục lục
- 1 Vốn khởi nghiệp để mở quán phở
- 2 Tiền đặt cọc thuê mặt bằng kinh doanh phở
- 3 Chi phí cải tạo mặt bằng
- 4 Mua sắm bàn ghế, bộ dụng cụ và trang trí quán phở
- 5 Lập kế hoạch dự phòng chi phí hoạt động cho 3-6 tháng đầu tiên
- 6 Thiết kế quán phở – Cách trang trí quán phở đẹp
- 7 Một số kinh nghiệm kinh doanh giúp bạn mở quán phở bò tạo lợi thế cạnh tranh
Vốn khởi nghiệp để mở quán phở
Ở những vùng ven hoặc ở tỉnh, số vốn dao động từ 40 – 60 triệu đồng, còn ở trung tâm thành phố, số vốn dao động khoảng 150 – 200 triệu đồng. Tuy nhiên, tùy vào từng khu vực và vị trí mặt bằng… sẽ khiến số vốn của bạn cao hoặc thấp hơn dự kiến. Bên cạnh đó, bạn cũng nên dự trù các khoản chi phí phát sinh phải trả hàng tháng.
Tiền đặt cọc thuê mặt bằng kinh doanh phở
Những ngày đầu ra kinh doanh quán bạn phải chú ý đến tiền đặt cọc thuê mặt bằng. Bởi vì, đa số các chủ quán kinh doanh một thời gian đều cạn vốn do phải chi trả tiền đặt cọc thuê mặt bằng quá lớn.
Lưu ý: Các bạn đừng dễ dãi với chủ nhà nhé! Hãy đàm phán nếu có thể.
⛔ Ngoài ra bạn có thể tham gia các khóa học để bổ sung thêm KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN với chủ nhà tại đây nhé: https://bit.ly/3alAyPi
Chi phí cải tạo mặt bằng
Đây là chi phí không nên có. Tuy nhiên, nếu mặt bằng ở vị trí “đắt địa”, bạn bắt buộc phải cải tạo mặt bằng thì bạn hãy tính toán thật kỹ. Với những người mới kinh doanh, chưa có kinh nghiệm, chủ nhà thường sẽ yêu cầu bạn “xây cái này làm cái kia” để kinh doanh tốt hơn. Nhưng thực ra khi bạn xây rồi họ dễ dàng có cớ để đuổi bạn đi, rồi họ cho thuê lại với giá cao hơn. Vì thế, bạn đừng chủ quan.
Mua sắm bàn ghế, bộ dụng cụ và trang trí quán phở
- Tủ bán phở inox
Tuỳ theo nhu cầu của bạn mà tủ bán phở inox này sẽ có giá khác nhau, dao động từ vài triệu cho đến hơn chục triệu đồng. Tuy nhiên, lời khuyên cho các bạn là nên mua tủ thanh lý, miễn sao còn mới dùng được 1 vài năm là ok.
- Nồi nấu phở
Hiện nay, trên thị trường, nồi nấu phở có khá nhiều mẫu mã khác nhau, tuỳ theo nhu cầu và độ lớn của quán mà chọn lựa. Về phần này, bạn có thể tham khảo thêm trên nhiều website.
Phần nồi nấu inox này bạn nên lưu ý đến những đơn vị tận tâm, chất lượng phục vụ tốt, có thể bảo trì bảo dưỡng nhé!
Bạn nên hỏi họ càng nhiều càng tốt như: “Lỡ anh chị bán giữa chừng bị hư thì bên em giải quyết như thế nào?”; “Sau khi bán xong vệ sinh lò như như thế nào”, “Ống xả bị nghẹt thì làm sao?” … Hãy hỏi càng nhiều càng tốt!
- Đồ dùng quán ăn – bàn, ghế quán phở
Khi bạn mở quán phở với quy mô nhỏ và vừa thì số lượng bàn ghế thông thường khoảng 6 – 8 bàn và 50 ghế phục vụ cho tối đa khoảng 40 người cùng một lúc (Điều này tuỳ thuộc vào mặt bằng rộng rãi hay nhỏ hẹp mà các bạn có thể điều chỉnh số lượng bàn ghế để đảm bảo sự cân đối với diện tích quán).
Bàn ghế là đồ dùng rất thông dụng trên thị trường. Mỗi chiếc ghế có giá dao động từ 45.000 – 50.000 đ/chiếc. Với bàn inox bán phở khoảng 600.000 đ/chiếc. Các bạn có thể lựa chọn sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp để phù hợp với nhu cầu và tài chính của mình.
Lập kế hoạch dự phòng chi phí hoạt động cho 3-6 tháng đầu tiên
Trước khi lập kế hoạch, các bạn cần phải trả lời 1 số câu hỏi sau:
- Bạn cần bao nhiêu nhân viên?
- Cần bao nhiêu chi phí Marketing quán phở của bạn? Ví dụ: Thiết kế, lắp đặt bảng hiệu; Đăng kí tham gia các dịch vụ gọi thức ăn nhanh (goviet, foody, now, grabfood,…); Phát tờ rơi;… Bạn hãy thử nhé cũng không tệ đâu.
- Phí duy trì quán trong vòng nửa năm là bao nhiêu?
Những ngày đầu tiên khi kinh doanh bạn cần phải có hệ thống quản lý tài chính (Ví dụ: chi trả tiền điện, nước, vật dụng, nguyên liệu,…). Khi bạn quan sát được những con số kinh doanh, bạn sẽ biết mình cần làm gì. Khi có hệ thống quản lý tài chính bạn sẽ không cần phải có mặt ở quán để bán, bạn vẫn thấy được doanh thu.
Thiết kế quán phở – Cách trang trí quán phở đẹp
Điều quan trọng trong việc thiết kế quán phở nằm ở chỗ CHUẨN. Bạn phải thiết kế quán đúng chuẩn rồi hãy thiết kế quán đẹp sau nhé.
Hãy thiết kế cho quán 1 menu treo trường (có giá cả và hình ảnh bắt mắt nhé!) để khi khách vãng lai hay khách lần đầu vào quán, bạn sẽ dễ dàng phục vụ khách hàng hơn.
Nếu mặt bằng rộng thì hãy TRƯNG BÀY xe phở ở ngay phía trước nhé. Hãy trưng bày những thứ “ngon nhất”, “đẹp nhất” trên xe phở.
Lưu ý: Tủ kính của xe phở lúc nào cũng phải sạch sẽ, gọn gàng.
Một số kinh nghiệm kinh doanh giúp bạn mở quán phở bò tạo lợi thế cạnh tranh
Ngày nay, các quán phở mọc lên nhiều như nấm. Nếu bạn muốn thu hút khách hàng, bạn cần phải có sự khác biệt. Hãy áp dụng một số yếu tố sau khi mở quán phở nhé:
- Bạn nên tạo thực đơn theo chiến lược của riêng bạn, mình gọi nó là upsell bán thêm.
Ví dụ: Bạn để biển quảng cáo phở 30k/1 tô. Nhưng khi vào quán, khách hàng lại thấy bảng giá 30k/tô nhỏ, tô vừa là 35k … tô lớn 42k chẳng hạn. Nhằm mục đích bạn mong muốn bán tô vừa.
- Chăm sóc khách hàng thật tận tâm.
Ví dụ: tầm 8h30 – 9h30 là lúc khách ăn sáng đó là lúc mặt trời nắng nóng xe của khách thì bạn có miếng bọc yên xe cho khách chẳng hạn. Đó là lợi thế cạnh tranh không hè nhỏ đâu nhé!
- Đừng để khách hàng đợi lâu!
Hãy sắm cho mình những dụng cụ, trang thiết bị tiên tiến để hỗ trợ cho quá trình chế biến được nhanh chóng, sạch sẽ và an toàn hơn.
- Đừng lấy tiền giữ xe của khách nhé!
Phải để hình ảnh quán phở phải đẹp trong mắt khách hàng. Nếu bạn muốn lấy khoản chi phí này thì hãy tính vào tô phở! Bạn lấy tiền xe của khách có thể là 3.000 đồng hay thậm chí chỉ là 1.000 đồng thì cũng khiến khách hàng cảm thấy bạn đang không tôn trọng họ.
Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên rằng, nhân viên bảo vệ, giữ xe cũng là bộ mặt thương hiệu của quán. Nhân viên giữ xe có thái độ niềm nở, nhiệt tình, chu đáo cũng sẽ gây ấn tượng với khách hàng hơn.
Hy vọng những kinh nghiệm kinh doanh quán phở trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để kinh doanh phở thành công.
CTCP Kỹ Nghệ Gia Đức Trí
- Địa chỉ: 25 Lương Trúc Đàm, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
- Liên hệ: 0364.960.357
- Email: [email protected]
- Fan page: fb.me/TRUMPHO
Quà tếtXem Thêm
Bánh Phở các loạiXem Thêm
Mì - Hoành ThánhXem Thêm
85.000₫Giá gốc là: 85.000₫.80.000₫Giá hiện tại là: 80.000₫.Các loại vỏ bánhXem Thêm
Bún Các LoạiXem Thêm
Hủ tiếuXem Thêm
mỳ gạo chũXem Thêm
Máy làm phởXem Thêm
3.000.000₫Giá gốc là: 3.000.000₫.2.200.000₫Giá hiện tại là: 2.200.000₫.120.000.000₫Giá gốc là: 120.000.000₫.99.000.000₫Giá hiện tại là: 99.000.000₫.công thức nấu ăn
Cách nấu bún sườn chua vị ngon lạ miệng, hấp dẫn
Nếu bạn quá chán ngán với thực đơn hàng ngày và muốn thay đổi khẩu [...]
Th8
Cách nấu bún cá rô đồng thơm ngon chiêu đãi gia đình
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nơi bày bán cá rô đồng để [...]
Th8
Cách nấu bún cá ngừ tươi ngon và hoàn hảo dành cho gia đình
Cá ngừ là một trong những loài cá thơm ngon và có hàm lượng dinh [...]
Th8
Mẹo nhỏ hướng dẫn cách nấu bún nước lèo đơn giản, dễ làm
Những tín đồ của món bún nước lèo chắc không còn xa lạ gì đối [...]
Th8