Bài học từ Món Huế

Chuỗi nhà hàng Món Huế sụp đổ, nên chúng ta cần rút ra bài học từ món Huế nhé.

Bài học thứ 1

Tôi đưa ra, và đã giải thích trước hội thảo 27/10 của Group về lý do chiến lược – chiến lược sai, định vị sai, lựa chọn con đường sai, mà đi quá nhanh, không kịp ngoảnh đầu nhìn lại, nên sụp hố.

Bài học từ Món Huế bài 2

Đừng ai vội đưa yếu tố lừa đảo vào đây vì chưa có căn cứ, và chỉ là võ đoán. Cá nhân tôi không tin người ta mở ra hàng trăm nhà hàng chỉ để lừa. Chẳng qua là sai lầm, thua lỗ, rồi rút lui, bỏ cuộc (exit strategy) để giữ an toàn cho mình. Nhưng do cách bỏ cuộc đột ngột, bất ngờ, chủ yếu để an toàn cho chủ doanh nghiệp mà không quan tâm đến các nhà đầu tư nên mới có chuyện các nhà đầu tư lên tiếng…

Tất nhiên, cách bỏ cuộc, đào thoát như vậy là rất không nên; tôi không ủng hộ tí nào. Nhưng ở đây, chúng ta nên bàn để học bài học chuyên môn thôi. Các khía cạnh đạo đức, lừa đảo, vi phạm nguyên tắc gì đó thì cũng có thể, nhưng tôi không dám nói, vì cần có thêm thông tin và thời gian mới khẳng định được!

Bài học số 2 trong bài viết này là về tài chính.

Nhiều người lập luận rằng món Huế thua lỗ một hai trăm tỷ trong 3 năm gần đây trong khi vốn rót vào 70 triệu USD thì không thể kiệt quệ đến mức phá sản, hay tháo chạy được. Họ lý luận rằng, với số vốn khoảng 1600 tỷ (70 triệu USD), Món Huế hoàn toàn có thể cầm cự khoảng 10 năm nữa chứ lỗ chừng ấy ăn thua gì (!?).

Lập luận này rất thiếu chắc chắn, nếu không muốn nói là rất khiên cưỡng khi nhìn vào bức tranh tổng thể về tài chính doanh nghiệp. Bất kỳ ai có chút hiểu biết về tài chính và dòng tiền (cash flow) để hiểu rằng, doanh nghiệp phá sản, đóng cửa không hoàn toàn phụ thuộc vào chuyện lời, lỗ, hay nguồn vốn, tài sản lớn/nhỏ. Nó phá sản vì dòng tiền âm, vì không có tiền trả các khoản nợ đến hạn, cho dù nó đang kinh doanh có lời.

bài học từ món huế

Món Huế lỗ chưa nhiều, nhưng nghe báo chí đưa tin, nợ phải trả của nó vào thời điểm cuối năm 2018 là 840 tỷ, năm 2019 chắc còn cao hơn. Tiền có thể nằm trong hàng tồn kho, công nợ phải thu, các khoản đầu tư cho nhà máy, dây chuyền sản xuất, cho trang trí nội thất, mua sắm vật dụng ở hàng trăm nhà hàng, cho bất động sản liên quan đến hoạt động kinh doanh (ví dụ mua đất, nhà mở nhà hàng, làm nhà máy, văn phòng, chi nhánh…); nằm trong các khoản đặt cọc thuê nhà hàng (khi thuê dài hạn, khoản đặt cọc thường rất lớn)…

Do vậy, nếu chỉ căn cứ vào con số lỗ ít (mà vốn nhiều) để kết luận rằng Món Huế có thể cầm cự thêm 10 năm nữa là chưa nhìn thấy hết bức tranh tổng thể về tài chính của một doanh nghiệp.

Cần hiểu rằng, một doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi vẫn có thể bị phá sản vì mất khả năng thanh toán. HAGL và nhiều doanh nghiệp khác từng điêu đứng vì khả năng trả nợ trong khi tài sản vẫn có nhiều và kinh doanh chưa đến mức thua lỗ.

Bài học số 2 này là gì? Là khi kinh doanh, đừng chỉ nhìn vào kết quả lời lỗ (quá hẹp), mà phải nhìn tổng thể bức tranh tài chính doanh nghiệp, trong đó vấn đề dòng tiền (cashflow) là cực kỳ quan trọng. Bạn đồng ý không?

Long Nguyen Huu – Founder Group Phát Triển Doanh nghiệp Việt

Quà tếtXem Thêm

Bánh Phở các loạiXem Thêm

Mì - Hoành ThánhXem Thêm

Các loại vỏ bánhXem Thêm

Bún Các LoạiXem Thêm

Hủ tiếuXem Thêm

mỳ gạo chũXem Thêm

Máy làm phởXem Thêm

công thức nấu ăn

Trả lời

Sơ nét

Cosopho.com là blog chia sẻ về thực phẩm

  • Mua Lẻ - Mua Online
  • Mua hàng giá sỉ
DMCA.com Protection Status

Thông tin

Cosopho.com

  • Địa chỉ: 25 Lương Trúc Đàm, P Hiệp Tân, Q Tân Phú, Hồ Chí Minh
  • Email: xuanhuucenter@gmail.com

Sản phẩm bán chạy

  • Phở tươi
  • Mì vắt - mì ủ - mì tàu
  • Vỏ hoành thánh 
  • Vỏ sủi cảo
  • Vỏ bánh gối - bánh xếp
  • Bún tươi
  • Mì Khô