Từ chiến lược chống dịch nghĩ về chiến lược kinh doanh.
Hãy đọc và thảo luận nhé!
Phân tích SWOT:
- Điểm mạnh: Nhận thức sớm mối nguy nên cảnh giác cao độ. Kinh nghiệm “chiến tranh nhân dân”. Dự đoán sớm được mức độ nghiêm trọng. Kinh nghiệm đã có trong chống dịch SARS 2003. Dễ dàng huy động quân đội, công an, cả hệ thống chính trị vào cuộc chỉ sau một cuộc họp (không tranh cãi dai dẳng và không phải giải thích nhiều). Hệ thống y tế dự phòng đã được xây dựng rộng khắp…
- Điểm yếu: Trang thiết bị y tế, hệ thống bệnh viện yếu. Ngân sách hạn hẹp. Mật độ dân số cao. Ý thức phòng chống của người dân hạn chế. Nhiễu loạn thông tin, nhiều tin đồn vô căn cứ dễ gây hoang mang…
- Cơ hội: Có sự trợ giúp từ cộng đồng quốc tế. Thực ra, VN không có nhiều cơ hội từ bên ngoài trong việc chống dịch.
- Nguy cơ: Quá tải, quá sức, bất lực nếu dịch bùng phát quá nhanh và trên diện rộng! Xâm nhập trái phép từ nước ngoài về…
- Chiến lược: Đánh chặn từ xa, từ lúc giặc còn yếu. Huy động toàn lực để chặn đứng bước tiến của “giặc” ngay từ phút đầu. Áp dụng “chiến tranh nhân dân” – toàn dân chống dịch. Tất cả những giải pháp này là CHỦ ĐỘNG, NHẤT QUÁN và XUYÊN SUỐT quá trình chống dịch.
- Chiến thuật: Truyền thông cảnh báo liên tục. Cách ly, giãn cách diện rộng ngay từ lúc phát hiện có nguy cơ. Áp sát, phong tỏa, cô lập, đánh phủ đầu… Thực hiện giãn cách xã hội. Nhắc nhở, xử phạt người không đeo khẩu trang ở nơi quy định… Các chiến thuật này được áp dụng LINH HOẠT, lúc căng, lúc chùng, lúc dồn dập, lúc thư thả tùy theo diễn biến dịch bệnh.
- List item
Doanh nghiệp của bạn có thực hiện các bước tối thiểu này khi lập chiến lược không? Tôi nhắc lại đây chỉ là các bước TỐI THIỂU. Trong thực tế, để hoạch định chiến lược kinh doanh cho một công ty, còn rất nhiều thứ phải làm!
Nguồn: Long Nguyen Huu